Tải toàn bộ văn bản

 

I.     BÁO CÁO TÀI CHÍNH  

        Hồ sơ gồm:

  1. Bảng cân đối kế toán (HTKK 4.2.7)
  2. Báo cáo kết quả kinh doanh (HTKK 4.2.7)
  3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ pp trực tiếp (HTKK 4.2.7): chỉ nộp nếu áp dụng TT 200
  4. Thuyết minh báo cáo tài chính
  5. Bảng cân đối phát sinh các tài khoản : chỉ nộp khi áp dụng theo TT 133.

Lưu ý:  +Xem DN đăng ký theo TT200 hay TT133 để làm biểu mẫu cho phù hợp

               +Nếu áp dụng thông tư 200 thì : bảng cân đối số phát sinh tệp ra lưu cùng hồ sơ quyết toán, Không nộp cho cơ quan thuế

             + Mẫu biểu BCTC theo TT133: Bộ báo cáo tài chính(B01a-DNN)(TT133/2016/TT-BTC)

II. QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN:

  1.  Văn bản hướng dẫn về chính sách thuế TNDN:
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC, hiệu lực từ 02/08/2014
  • Thông tư 119/2014/TT-BTC, hiệu lực từ 01/09/2014 sửa đổi bổ sung TT78
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC,  hiệu lực từ 15/11/2014 sửa đổi bổ sung TT78     
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC, hiệu lực từ 06/08/2015 ( áp dụng từ kỳ thuế 2015)
  • Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 hướng dẫn NĐ 146/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều TT78/2014/TT-BTC, TT219/2013/TT-BTC và TT111/2013/TT-BTC  ( hiệu lực 01/05/2018)
  • Văn bản hợp nhất 26/VBHN-BTC ngày 14/9/2015
  • Thông tư 48/2019/TT-BTC, hiệu lực 10/10/2019 và áp dụng cho năm tài chính 2019 , Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp
  • Quyết toán thuế TNDN 2019 sử dụng Mẫu biểu ban hành theo Thông Tư 151/2014/TT-BTC
  1. Hồ Sơ Quyết Toán gồm:
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN : lưu ý điều chỉnh tăng giảm các khoản thu nhập chịu thuế nếu có.
  • Phụ lục kết quả HĐSXKD mẫu số 03-1A/TNDN : lấy số liệu từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Phụ lục chuyển lỗ mẫu số 03-2A/TNDN ( nếu có)
  • Phụ lục thuế TNDN được ưu đãi 03-3A/TNDN (nếu có)
  • Phụ lục tính nộp thuế TNDN của DN có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc mẫu số 03-8/TNDN(nếu có)
  • Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết GDLK-01 ( Nếu có)
  • Bảng tổng hợp ngân sách nhà nước
  • Bảng tổng hợp chi phí không được trừ (nếu có)
  1. Doanh Thu Và Thời Điểm Xuất Hóa Đơn, Xác Định Thu Nhập Chịu Thuế TNDN:

               3.1) Thời Điểm Xuất Hóa Đơn:

         Khoản 2 điều 16 Thông tư 39/TT-BTC quy định về thời điểm xuất hoá đơn GTGT khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xây dựng, lắp đặt, cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, truyền hình 

  1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
  2.  Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Theo Công văn Số 13675/BTC-CST ngày ngày 14/10/2013 của Bộ tài chính gửi cho hội kiểm toán Việt Nam:

                  “Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng; nhận tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng (tại thời điểm nhận tiền chưa cung cấp dịch vụ, chưa thực hiện hợp đồng) thì tổ chức cung ứng dịch vụ không phải xuất hóa đơn GTGT đối với khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng này.”

  1.  Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

  1. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

 

               3.2) Thời Điểm Xác Định Thu Nhu Nhập Chịu Thuế TNDN:

        Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định:

             “ Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”

  1. Bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua
  2. Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ( bao gồm xây dựng) là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua.
  3. Hoạt động cho thuê tài sản là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
  4. Đối với hoạt động vận tải :  Doanh thu tính thuế là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế. và Thời điểm xác định Doanh thu là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.

  

  1. Các Khoản Chi Phí Cần Lưu Ý Khi Quyết Toán Thuế :

               4.1)  Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Từ 15/11/2014 (TT151) (áp dụng từ 2014):  Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con  của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp. Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. Cần thể hiện trong quy chế tài chính, quy chế thưởng ==> Từ 6/8/2015: thêm chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này)

.......

 Tải toàn bộ văn bản

G

PHÁP LÝ
1) NGUYỄN THANH TRỊ
0919.930.836
2) HỒ THỊ KIM PHƯỚC
0909.211.836
3) NGUYỄN T.TRƯNG
0909.911.028
4) ĐẶNG T.HOÀI NHA
0919.600.836
______________________
KẾ TOÁN THUẾ
1) NGUYỄN T MỸ VUI
0909.1838.36
2) VÒNG TẮC XIỀN
0909.1818.36
_______________________
HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ, CKS
1) NGUYỄN T. T. TRÚC
0919.941.836
______________________
BHXH
1) TĂNG H.THANH CẦN
0909.611.836